Hướng dẫn tỉa lông gà chọi đơn giản chỉ với 4 bước

date-time

Thứ sáu, Ngày 07/06/2024

Những anh em nào chưa biết cách tỉa lông gà chọi sao cho đẹp và đúng cách, hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của dagaquocte.com để có thêm thông tin hữu ích. Chúng tôi sẽ hướng dẫn sư kê cách cắt tỉa lông chuẩn chỉ với 4 bước đơn giản, ai cũng có thể làm được.

Lợi ích của việc tỉa lông cho gà chọi

Trước khi đến với chi tiết cách tỉa lông cho gà chọi, chúng ta cần phải tìm hiểu lý do vì sao cần phải tỉa lông cho chiến kê. Thực tế, lông gà không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ ngoại hình ấn tượng cho gà chiến, nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới sự di chuyển cũng như hiệu quả của các cú ra đòn khi vào sới. Cụ thể, dưới đây là những lý do vì sao anh em nên tỉa lông cho chiến kê của mình:

Lợi ích của việc tỉa lông cho gà chọi
Lợi ích của việc tỉa lông cho gà chọi

Cách tỉa lông giúp gà chiến đấu hiệu quả hơn

Ngoài việc trút bỏ được một phần khối lượng, giảm sự vướng víu khi tham gia chiến đấu. Việc cắt tỉa lông cho gà chọi còn giúp gà chiếm được lợi thế tốt hơn khi vào trận. Bởi khi thi đấu, đối thủ thường nhắm vào vị trí có nhiều lông để cắp mổ, tạo bàn đạp tấn công. Điều này khiến cho gà khó chịu, giảm sự hung hăng, dễ bị sợ hãi và bỏ chạy.

Cách tỉa lông giúp gà chiến đấu hiệu quả hơn
Cách tỉa lông giúp gà chiến đấu hiệu quả hơn

Gà chọi tỉa lông cho hiệu suất tốt hơn

Cách tỉa lông cho gà chọi còn mang tới tác dụng nữa đó chính là giúp gà tỏa nhiệt tốt hơn, làm mát nhanh khi thi đấu cường độ cao, đòi hỏi sự vận động lớn. Nhưng nó cũng có thể khiến kê thủ mất dần khả năng điều hòa thân nhiệt vốn có. Vậy nên, những chiến kê cắt tỉa lông cần có sự chăm sóc kỹ hơn so với những con gà thường.

Bí quyết để chiến kê trông đẹp hơn

Tỉa lông cho gà chọi cũng giúp cho chiến kê sở hữu vẻ ngoài mạnh mẽ hơn, làm lộ ra các vùng da đỏ đẹp, rắn chắc. Muốn có được màu da đỏ đẹp như vậy, anh em cũng nên lưu ý om bóp vào nghệ đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bí quyết để chiến kê trông đẹp hơn
Bí quyết để chiến kê trông đẹp hơn

Phòng ngừa bọt, mạt cho gà chọi

Lông dày rậm chính là môi trường lý tưởng để các loại bọt, mạt trú ngụ, hút máu và gây ngứa ngáy cho gà. Vậy nên anh em cần phải áp dụng ngay các cách tỉa lông gà chọi giúp lông, da của gà thông thoáng hơn, hạn chế bọt, mạt ký sinh và gây bệnh cho gà.

Khi nào nên tỉa lông cho gà chọi?

Với gà chiến, không phải muốn tỉa lông lúc nào cũng được. Anh em có thể áp dụng cách tỉa lông gà chọi khi quá trình thay lông của chúng đã được hoàn thành. Lúc này, các phần lông trên cơ thể chiến kê đã ổn định, vào form, ta dễ dàng hình dung và cắt tỉa. Khi tiến hành cắt tỉa, anh em cũng có thể kết hợp om bóp hoặc vần hơi, vần đòn, vào nghệ cho gà để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Khi nào nên tỉa lông cho gà chọi?
Khi nào nên tỉa lông cho gà chọi?

Thời điểm từ 10 – 12 tháng tuổi gà sẽ hoàn thành đợt thay lông đầu tiên. Sư kê nên theo dõi để không bỏ lỡ thời điếm cắt tỉa lông tốt nhất cho gà.

Hướng dẫn tỉa lông gà chọi chỉ trong 4 bước đơn giản

Với gà đá, không phải muốn cắt như thế nào thì cắt, người ta có hẳn một quy trình gồm các bước cụ thể mà sư kê cần biết và thực hiện theo. Để đảm bảo gà chiến có bộ lông đẹp nhất, chuẩn nhất để tham gia thi đấu.

Cách tỉa lông cho phần đầu của gà chọi

Đối với lông đầu, ta sẽ thực hiện từ đốt xương cổ đầu tiên trở xuống. Lưu ý tỉa phần lông gáy, lông 2 bên cho đến cuối cần cổ. Giữ lại lông che bộ phận hầu, cần non để hạn chế các tác động vào khu vực nhạy cảm trong quá trình giao chiến.

Cách tỉa lông cho phần đầu của gà chọi
Cách tỉa lông cho phần đầu của gà chọi

Bên cạnh đó, cách tỉa lông gà chọi phần đầu này anh em chú ý giữ lại lông nhỏ mọc trên đỉnh sọ, mọc dài xuống chân sọ. Khi cắt nhớ cầm từng chùm lông và dựng đứng lên thật căng rồi cắt sát vào chân lông gà. Như vậy sẽ giữ được sự gọn gàng, lông không bị nham nhở khi thả ra.

Cách tỉa lông phần hông và nách cho gà chọi

Cắt tỉa lông tại vùng hông và nách sẽ giúp gà tản nhiệt tốt hơn, nhất là những ngày nắng nóng. Đồng thời hạn chế mất sức khi thi đấu cường độ cao vì thân nhiệt tăng nhanh nhưng khó thoát ra bên ngoài. Quy trình cắt tỉa lông hông và lông nách như sau:

Tỉa từ phần nách non xuống tới phao câu. Sau đó cắt lông mao và lông trên lưng. Tuy nhiên lưu ý, không cắt quá sâu sẽ khiến gà bị mất dáng, mất thế.

Ngoài ra, khi tỉa nếu thấy xương hông nhô ra, có thể lấy đó làm chuẩn để cắt tỉa, giúp dáng gà chọi trở nên đẹp hơn gọn hơn.

Cách tỉa lông phần hông và nách cho gà chọi
Cách tỉa lông phần hông và nách cho gà chọi

Phương pháp tỉa lông đùi cho gà chọi

Tiếp đến, với phần lông đùi ta sẽ tỉa phần lông tiếp giáp hông và lông mao trong đùi trước. Còn lông mao bao quanh đùi ngoài cách gối chừng 5cm không nên cắt tỉa. Tỉa lông gà chọi phần đùi này sẽ giúp thuận tiện hơn cho việc om bóp vào nghệ, vuốt nước, phun hậu cho gà. Bên cạnh đó nó cũng giúp gà lộ ra được những bó cơ chắc nịch, mạnh mẽ, thể hiện được sự oai phong khi vào trận.

Tỉa lông bụng dưới để giúp gà trổ rất cần thiết.

Đây là vùng lông quan trọng nhất mà anh em cần lưu ý trong cách tỉa lông gà chọi. Với phần này ta chỉ nên cắt tỉa từ đùi xuống dưới tới phao câu. Không nên cắt lông từ ngực kéo dài xuống đùi để tránh các đòn cào của đối thủ nhằm vào vị trí này. Tốt nhất chừa lại tầm 5 – 6 cọng lông ở phao câu để tránh gió độc xâm nhập thông qua cửa hậu của gà.

Tỉa lông bụng dưới để giúp gà trổ rất cần thiết.
Tỉa lông bụng dưới để giúp gà trổ rất cần thiết.

Lời Kết

Đó là chi tiết cách tỉa lông gà chọi với 4 bước cơ bản mà sư kê cần nắm được. Việc tỉa lông gà chọi rất quan trọng, nếu anh em chưa có kinh nghiệm, có thể tiến hành dưới sự hỗ trợ của những sư kê lâu năm. Dần dần khi đã quen tay rồi thì có thể tự mình thực hiện.